fbpx
Ngày 23/01/2025

Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở châu Âu

Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở châu Âu

Việc sở hữu song tịch, đặc biệt tại nhiều quốc gia châu Âu, không chỉ đơn thuần là dấu ấn trên hộ chiếu mà còn là chìa khóa mở ra vô số cơ hội cho người Việt. Bạn sẽ được tự do di chuyển không giới hạn trong khu vực, hưởng lợi từ các chính sách y tế, giáo dục, an sinh xã hội mà hoàn toàn không cần từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng cho phép song tịch, trong bài viết này, hãy cùng AIMS Việt Nam tìm hiểu các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở châu Âu, lợi thế và thách thức cũng như điều kiện để sở hữu. 

I. Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở châu Âu 

Nhiều quốc gia châu Âu hiện nay cho phép công dân sở hữu song tịch. Tuy nhiên, một số quốc gia khác chỉ cho phép sở hữu song tịch trong một số trường hợp nhất định. 

Các quốc gia châu Âu có lộ trình sở hữu song tịch cho công dân ngoài khu vực. 

Đan Mạch Hungary Malta Slovenia Bỉ Ireland 
Tây Ban Nha Phần Lan Ý Ba Lan Thụy Điển Croatia 
Pháp Latvia Bồ Đào Nha Đảo Síp Romania Cộng hòa Séc 
Hy Lạp Luxembourg Slovakia    
cac-nuoc-chap-nhan-2-quoc-tich-aims-viet-nam
Malta là một trong các quốc gia chấp nhận song tịch | Nguồn: sưu tầm

Các quốc gia châu Âu chỉ cho phép song tịch trong trường hợp đặc biệt: 

Áo: Ngoại lệ áp dụng cho người kết hôn hoặc được nhận làm con nuôi. 

Bulgaria: Cho phép song tịch với những người sinh ra từ cha mẹ là công dân Bulgaria hoặc mất quốc tịch Bulgaria ngoài ý muốn. 

Estonia: Áp dụng ngoại lệ nếu quốc gia gốc không cho phép từ bỏ quốc tịch. 

Đức

  • Những người có cha mẹ là công dân Đức; 
  • Người có cha mẹ đã cư trú hợp pháp tại Đức ít nhất 5 năm; 
  • Những người lấy lại quốc tịch Đức sau khi mất ngoài ý muốn. 

Lithuania: Chỉ áp dụng khi quốc gia gốc không cho phép từ bỏ quốc tịch hoặc trong các trường hợp đặc biệt. 

Hà Lan:  

  • Người được tái cấp quốc tịch Hà Lan theo quy trình đặc biệt; 
  • Người kết hôn hoặc có quan hệ đối tác đăng ký với công dân Hà Lan; 
  • Người được công nhận là người tị nạn; 
  • Trường hợp không thể từ bỏ quốc tịch gốc do khó khăn về pháp lý. 

II. Lợi ích & thách thức của việc sở hữu song tịch 

1. Lợi ích 

Quyền tự do di chuyển: Sở hữu hộ chiếu của hai quốc gia, vì vậy bạn có thể tự do di chuyển, đặc biệt khi quốc tịch thứ 2 là một quốc gia châu Âu, bạn được quyền đi lại trong khu vực mà không cần Visa.  

dau-tu-dinh-cu-chau-au-aims-viet-nam-1
Tự do đi lại trong khu vực châu Âu mà không cần xin Visa | Nguồn: sưu tầm

Quyền tiếp cận phúc lợi: Trở thành công dân châu Âu giúp bạn mở ra cánh cửa truy cập vào hệ thống giáo dục, y tế, và an sinh xã hội hàng đầu thế giới, mang lại một cuộc sống an toàn và hạnh phúc hơn.  

Quyền sở hữu bất động sản với mức thuế tốt: Các cá nhân có cơ hội mở rộng cơ hội đầu tư và mua nhà định cư châu Âu.  

2. Thách thức

Áp lực thuế: Song tịch có thể dẫn đến trách nhiệm nộp thuế ở cả hai quốc gia. Các quy định này có thể tạo ra những rắc rối pháp lý phức tạp.  

golden-visa-chau-au-aims-viet-nam-2
Song tịch có thể dẫn đến trách nhiệm nộp thuế ở cả hai quốc gia | Nguồn: sưu tầm

Xung đột luật pháp: Song tịch đặt cá nhân vào tình huống phải tuân thủ hai hệ thống pháp luật, điều này đặc biệt rắc rối trong các trường hợp thừa kế hoặc tranh chấp tài sản.  

Nghĩa vụ quân sự: Một số quốc gia yêu cầu công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sinh sống, làm việc và học tập của những người giữ song tịch. 

III. 5 chương trình định cư châu Âu tiêu biểu dành cho người Việt

Châu Âu – lục địa già của trái đất, nơi sản sinh ra rất nhiều vĩ nhân, đồng thời cũng sở hữu nền tảng chất lượng cuộc sống đáng ngưỡng mộ. Vì vậy, nhiều người mong muốn tìm kiếm “những tấm vé” nhằm nâng cấp chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Một số chương trình định cư nổi bật giúp công dân nước ngoài dễ dàng tiếp cận mục tiêu của mình bao gồm Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Hungary, Latvia, Malta. 

1. Chương Trình Golden Visa Hy Lạp 

Chương trình đầu tư định cư Golden Visa Hy Lạp cho phép nhà đầu tư được sở hữu giấy phép cư trú có thời hạn 5 năm, được phép duy trì tình trạng, đồng thời xin nhập tịch sau 7 năm sinh sống. 

Greece-Golden-Visa-by-the-water-with-clouds
Chương trình đầu tư định cư Golden Visa Hy Lạp cho phép nhà đầu tư được sở hữu giấy phép cư trú có thời hạn 5 năm | Nguồn: sưu tầm

Nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương án sau: 

  • Đầu tư tối thiểu 400.000 EUR vào bất động sản tại bất kỳ đâu ở Hy Lạp hoặc đầu tư 800.000 EUR vào các thành phố trọng điểm như Athens, Thessaloniki và các đảo có khoảng hơn 3.100 dân cư; 
  • Đầu tư tối thiểu 400.000 EUR vào trái phiếu Chính phủ hoặc gửi số tiền này vào tài khoản ngân hàng; 
  • Góp vốn tối thiểu 500.000 EUR cho một công ty có trụ sở tại Hy Lạp. 

Xem thêm: Đầu tư định cư Hy Lạp: cập nhật mới năm 2025 

2. Chương trình Golden Visa Bồ Đào Nha 

Nhà đầu tư tham gia chương trình này sẽ nhận được giấy phép cư trú 2 năm, sau đó có thể gia hạn thêm 2 năm. Khi sinh sống 5 năm tại Bồ Đào Nha và đáp ứng đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn xin cấp thẻ thường trú hoặc thậm chí là quốc tịch. 

cac-nuoc-chap-nhan-2-quoc-tich-aims-viet-nam
Nhà đầu tư tham gia chương trình này sẽ nhận được giấy phép cư trú 2 năm, sau đó có thể gia hạn thêm 2 năm. | Nguồn: sưu tầm

Điều kiện chương trình: 

  • Đầu tư tối thiểu 500.000 EUR vào bất động sản ở các khu vực phát triển cao hoặc đầu tư từ 280.000 EUR vào các bất động sản ở khu vực phát triển thấp và cần cải tạo;  
  • Đầu tư tối thiểu 500.000 EUR vào các quỹ đầu tư được phê duyệt;  
  • Tạo ra ít nhất 10 việc làm cho người dân địa phương;  
  • Đóng góp tối thiểu 250.000 EUR cho các dự án văn hóa, nghệ thuật, hoặc nghiên cứu khoa học. 

Xem thêm: 5 câu hỏi phổ biến của người Việt về định cư nước Bồ Đào Nha 

3. Chương trình Guest Investor Program Hungary 

Giấy phép cư trú Hungary có thời hạn 10 năm được cấp cho nhà đầu tư khi tham gia chương trình này. Đồng thời, sau 8 năm cư trú, có thể làm hồ sơ nhập tịch nếu đủ điều kiện. 

cac-nuoc-chap-nhan-2-quoc-tich-aims-viet-nam
Giấy phép cư trú Hungary có thời hạn 10 năm được cấp cho nhà đầu tư khi tham gia chương trình này | Nguồn: sưu tầm

Các phương án đầu tư bao gồm: 

  • Đầu tư 250.000 EUR vào một quỹ bất động sản đã đăng ký với Ngân hàng Quốc gia;      
  • Quyên góp 1.000.000 EUR cho mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học hoặc sáng tạo nghệ thuật; khoản quyên góp sẽ được chuyển thông qua các quỹ quản lý tài sản được chỉ định. 

Lưu ý: Hungary không còn cho phép lấy thẻ cư trú thông qua đầu tư bất động sản. 

Xem thêm: Có nên định cư ở Hungary không khi Chính phủ xóa sổ phương án đầu tư bất động sản? 

4. Chương trình Golden Visa Latvia 

Công dân nước ngoài sẽ được cấp giấy phép cư trú trong vòng 5 năm khi tham gia chương trình Golden Visa Latvia. Sau thời gian này, bạn có thể nộp đơn xin cấp thẻ thường trú. 

aims-dau-tu-dinh-cu-latvia
Công dân nước ngoài sẽ được cấp giấy phép cư trú trong vòng 5 năm khi tham gia chương trình Golden Visa Latvia | Nguồn: sưu tầm

Một số phương án dành cho nhà đầu tư: 

  • Đầu tư 50.000 EUR mua cổ phần công ty;  
  • Đầu tư 250.000 EUR vào bất động sản;  
  • Gửi 280.000 EUR vào ngân hàng được chỉ định. 

Xem thêm: Việt Nam dẫn đầu khối lượng đơn xin Visa định cư Latvia 

5. Chương trình Permanent Residence Malta 

Chương trình cung cấp quyền thường trú cho công dân nước ngoài muốn định cư tại Malta khi đáp ứng được các điều kiện sau: 

  • Mua bất động sản có giá trị ít nhất 375,000 EUR hoặc thuê bất động sản có giá trị ít nhất 14,000 EUR/năm trong tối thiểu 5 năm; 
  • Đóng góp 30.000 EUR cho nền kinh tế Malta nếu mua bất động sản hoặc 60.000 EUR nếu thuê tài sản. 
cac-nuoc-chap-nhan-2-quoc-tich-aims-viet-nam
Chương trình cung cấp quyền thường trú cho công dân nước ngoài muốn định cư tại Malta | Nguồn: sưu tầm

Xem thêm: Cẩm nang lựa chọn “tổ ấm mới” khi định cư Malta 

IV. Lời kết      

AIMS Việt Nam đã cung cấp các thông tin hữu ích về các nước chấp nhận 2 quốc tịch cũng như điều kiện để định cư châu Âu. 

Quý Khách hàng quan tâm và mong muốn tìm hiểu về cơ hội làm việc và định cư châu Âu, vui lòng liên hệ đội ngũ AIMS Việt Nam theo hotline 088 888 4567 (TP.HCM), 088 888 6898 (HN), hoặc email vietnam@aims.sg.