fbpx
230420 - AIMS - Dinh cu nuoc nao luong cao - Singapore dung thu 2
Ngày 16/04/2025

CPF (Central Provident Fund) là gì: 4 điều cần biết khi định cư Singapore

CPF là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi đầu tiên mà bất kỳ ai muốn định cư Singapore cần làm rõ. Công cuộc hiểu biết về CPF đồng nghĩa với việc hiểu về chính sách an sinh của Chính phủ Singapore và những cam kết dài hạn cho cuộc sống ổn định tại đảo quốc phát triển hàng đầu châu Á.

1-cpf-la-gi
“CPF là gì” là mối bận tâm của nhiều người định cư Singapore | Nguồn: Sưu tầm

1. CPF là gì? 

CPF, tên gọi đầy đủ là Central Provident Fund hay còn được biết đến là Quỹ Phòng xa Trung ương Singapore. CPF được thành lập vào năm 1995 nhằm cung cấp sự bảo đảm về tài chính cho công nhân khi họ nghỉ hưu hoặc không thể tiếp tục làm việc. Trải qua thời gian, quỹ đã trở thành một hệ thống BHXH – tiết kiệm toàn diện. 

CPF có sự tham gia của người lao động, chủ sử dụng lao động và Chính phủ Singapore. Thành viên của CPF bao gồm cả người lao động được tuyển dụng và lao động tự tạo việc làm tại Singapore.  

Mục tiêu căn bản của CPF là đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cho các thành viên như chỗ ở tạm thời, thức ăn, quần áo và các dịch vụ về sức khỏe khi họ về già hoặc các nhu cầu khác khi họ không còn khả năng làm việc. Các chế độ có thể bao gồm việc rút tiền trong các trường hợp nghỉ hưu, tàn tật vĩnh viễn, sở hữu nhà ở và chăm sóc y tế. Số tiền mà cá thành viên có thể được hưởng thụ phụ thuộc vào mức độ đóng góp vào quỹ của họ.

2-cpf-la-gi
Mục tiêu căn bản của CPF là đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cho các thành viên khi họ về già | Nguồn: Sưu tầm

2. Phương thức hoạt động của CPF là gì? 

Hàng năm các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp vào CPF với số tiền tỷ lệ với thu nhập của mình. Trong CPF có 3 loại tài khoản

  • Tài khoản thường (Ordinary Account, OA): Để hỗ trợ khi mua nhà, bảo hiểm, học tập; 
  • Tài khoản đặc biêt (Special Account, SA): Dùng khi tuổi già hoặc đầu tư vào những sản phẩm tài chính liên quan đến việc nghỉ hưu; 
  • Tài khoản hỗ trợ y tế (MediSave Account, MA): Dùng trong trường hợp phải vào bệnh viện và thanh toán các khoản bảo hiểm y tế. 

Với lãi suất cao và an toàn, số tiền đóng góp vào CPF sẽ được Chính phủ Singapore trả lại khi người lao động về hưu dưới nhiều hình thức. 

Khi người lao động 55 tuổi, một Tài khoản Hưu trí (Retirement Account, RA) sẽ được tạo ra bằng cách chuyển tiền từ tài khoản thường và tài khoản đặc biệt.

3-cpf-la-gi
CPF có 3 loại tài khoản và tài khoản Hưu trí sẽ được mở khi người lao động 55 tuổi | Nguồn: CPF

3. Tỷ lệ đóng góp CPF là gì sẽ tùy thuộc vào độ tuổi 

Tùy thuộc vào độ tuổi của bạn khi làm việc và định cư Singapore, tỷ lệ đóng góp CPF có thể dao động từ 12,5% đến 37% tiền lương hàng tháng.   

Tuổi của nhân viên (năm) Tỷ lệ đóng góp từ ngày 1 tháng 1 năm 2025 
(đối với mức lương hàng tháng > 750 đô la) 
Theo người sử dụng lao động (% tiền lương)  Theo nhân viên (% tiền lương) Tổng cộng (% tiền lương) 
55 trở xuống 17  20 37 
Trên 55 đến 60 15,5  17 32,5 
Trên 60 đến 65 12 11,5 23,5 
Trên 65 đến 70 7,5 16,5 
Trên 70 7,5 12,5 

4. Cách tiết kiệm hiệu quả và nhận lãi suất thông qua CPF là gì? 

Bạn có thể nhận lãi suất lên tới 5% mỗi năm nếu bạn dưới 55 tuổi, và tới 6% mỗi năm nếu bạn từ 55 tuổi trở lên. 

4.1. Tận dụng sức mạnh của lãi suất kép 

Nếu bạn dưới 55 tuổi, với mỗi 1 SGD bạn đóng vào Tài khoản Đặc biệt (SA) từ thu nhập lao động, người sử dụng lao động sẽ đóng thêm 0,85 SGD, nâng tổng số tiền thành 1,85 SGD. 

Số tiền này sẽ tăng gấp đôi thành 3,70 SGD sau khoảng 18 năm và đạt 7,30 SGD sau khoảng 35 năm*. Đây là mức tăng gấp 7 lần so với khoản đóng góp ban đầu. 

(*Tính toán dựa trên lãi suất cơ bản 4% mỗi năm từ SA) 

4.2. Hỗ trợ từ Chính phủ Singapore 

Bên cạnh việc trả lãi, Chính phủ Singapore còn hỗ trợ tích lũy quỹ hưu trí thông qua Chương trình Hỗ trợ Thu nhập Workfare (WIS). 

WIS khuyến khích người lao động đủ điều kiện duy trì việc làm và xây dựng khoản tiết kiệm CPF phục vụ mục tiêu nghỉ hưu, nhà ở và chăm sóc y tế.

4-cpf-la-gi
Chính phủ Singapore còn hỗ trợ tích lũy quỹ hưu trí thông qua Chương trình Hỗ trợ Thu nhập Workfare (WIS) | Nguồn: CPF

4.3. Đối tượng lao động tự do 

Nếu bạn là người lao động tự do đang định cư Singapore, bạn bắt buộc phải đóng góp vào Tài khoản Medisave. Khoản tiết kiệm này đặc biệt quan trọng khi bạn bước vào tuổi già và có thể không còn đi làm nữa. 

Để tạo thuận tiện, khi bạn nhận thanh toán dịch vụ từ các cơ quan chính phủ Singapore, một phần thanh toán sẽ được khấu trừ và chuyển trực tiếp vào tài khoản Medisave. Việc thực hiện các khoản đóng góp nhỏ và đều đặn mỗi khi nhận được thanh toán sẽ giúp bạn dễ dàng tích lũy cho nhu cầu y tế trong tương lai. 

4.4. Đóng góp tiền mặt bổ sung 

Dù bạn là người lao động làm công ăn lương hay lao động tự do đang định cư Singapore, bạn đều có thể gia tăng tiết kiệm bằng cách đóng góp tiền mặt vào một trong hai lựa chọn sau: 

  • Tài khoản OA, SA và MA; hoặc 
  • Chỉ Tài khoản MA 

Với các khoản đóng góp tiền mặt, bạn vẫn có thể nhận lãi suất ngay cả khi không có thu nhập ổn định hoặc không nhận được đóng góp CPF định kỳ.

5-cpf-la-gi
Nếu bạn là người lao động tự do, bạn bắt buộc phải đóng góp vào Tài khoản Medisave | Nguồn: Sưu tầm

4.5. Đóng góp bằng kết hợp tiền mặt và tiết kiệm CPF 

Nếu bạn muốn tiết kiệm dành riêng cho hưu trí, bạn có thể thực hiện các khoản đóng góp bổ sung vào tài khoản SA hoặc tài khoản Hưu trí (RA) bằng tiền mặt hoặc bằng khoản tiết kiệm hiện có trong CPF. 

4.6. Đóng góp theo Chương trình Khuyến khích Tiết kiệm Hưu trí (MRSS) 

Nếu bạn từ 55 tuổi trở lên và chưa đạt được Mức Tiết kiệm Hưu trí Cơ bản (BRS), bạn có thể đóng góp tiền mặt để nhận mức chi trả hưu trí cao hơn. 

Chính phủ Singapore sẽ đối ứng khoản đóng góp tiền mặt vào RA của bạn theo tỷ lệ 1:1, tối đa 2.000 SGD mỗi năm kể từ năm 2025, và tổng mức hỗ trợ không vượt quá 20.000 SGD trong suốt cuộc đời. 

4.7. Đầu tư khoản tiết kiệm OA và SA 

Bạn có thể đầu tư khoản tiết kiệm trong OA và SA vào nhiều hình thức đầu tư khác nhau để tăng trưởng tài sản hưu trí. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin với khả năng đầu tư, bạn nên giữ nguyên khoản tiết kiệm trong tài khoản CPF để hưởng lãi suất ổn định. 

4.8. Hoàn trả tự nguyện cho khoản nhà ở 

Một cách khác để tăng tiết kiệm hưu trí là hoàn trả tự nguyện, toàn phần hoặc một phần, khoản CPF bạn đã sử dụng để mua nhà. 

Hành động này không chỉ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn cho tuổi hưu trí mà còn có thể làm giảm số tiền bạn cần trả lại sau này khi bán bất động sản.

6-cpf-la-gi
Một cách khác để tăng tiết kiệm hưu trí là hoàn trả tự nguyện, toàn phần hoặc một phần, khoản CPF bạn đã sử dụng để mua nhà | Nguồn: CPF

>>> Xem thêm: 

Kết 

Bài viết trên đã giải nghĩa CPF là gì cùng cách hoạt động của hệ thống này. Thông qua CPF, Chính phủ Singapore không chỉ đảm bảo quyền lợi hưu trí cho cư dân, mà còn khuyến khích người dân chủ động lên kế hoạch tài chính, tiết kiệm từ sớm và xây dựng nền tảng vững chắc cho tuổi già an toàn, độc lập. Nếu bạn đang lên kế hoạch định cư Singapore, việc hiểu rõ về CPF và tận dụng các chính sách khuyến khích này là yếu tố quan trọng để đạt được cuộc sống ổn định và bền vững. 

Quý khách hàng quan tâm và mong muốn tìm hiểu chương trình định cư Singapore, hãy liên hệ ngay AIMS Việt Nam theo hotline 088 888 6898 (HN), 088 888 4567 (HCM), hoặc email vietnam@aims.sg.