fbpx
23 07 12 - AIMS - Dinh Cu Chau Au

Năm 2023, định cư châu Âu nước nào dễ nhất?

Ngày 05/03/2023

Rủi ro định cư châu Âu: Khi cánh cửa bước vào châu Âu đang thu hẹp dần

Trong năm 2022 và 2023, chính sách định cư châu Âu liên tục biến động, gây ra nhiều trở ngại cho những người có dự định nộp hồ sơ.

Tuy nhiên, với quyền lợi hấp dẫn và yêu cầu tương đối đơn giản (so với các chương trình đầu tư – định cư Mỹ, Úc và Canada), chương trình đầu tư để sở hữu thẻ cư trú châu Âu vẫn được các nhà đầu tư và doanh nhân Việt Nam quan tâm.

Trong bài viết dưới đây, AIMS sẽ tổng hợp xu hướng định cư châu Âu năm 2022 và 2023.

22 01 31 Chinh sach dinh cu chau Au 2023 1
Mời quý nhà đầu tư cập nhật các thay đổi chính sách định cư châu Âu trong năm 2022, cùng các dự đoán năm 2023 | Ảnh: Pexels/Feyza Nur Demirci

Chương trình Thị thực Vàng (Golden Visa) siết chặt điều kiện

“Thị thực Vàng” (Golden Visa) có tên gọi chính thức là Residence by Investment (đầu tư lấy quyền định cư), cho phép người nộp đơn đầu tư một khoản tiền nhất định vào quốc gia điểm đến, đổi lấy thẻ cư trú. Hình thức đầu tư thường gặp nhất là bất động sản (bất động sản nhà ở, thương mại hoặc dự án), thành lập doanh nghiệp, mua trái phiếu chính phủ hoặc chuyển tiền đầu tư trực tiếp…

22 01 31 Chinh sach dinh cu chau Au 2023 2
Hình thức đầu tư Thị thực Vàng (Golden Visa) thường gặp nhất là đầu tư bất động sản để sở hữu quyền cư trú châu Âu | Ảnh: Pexels/Josh Hild

Thẻ cư trú châu Âu không chỉ cấp quyền sinh sống tại một quốc gia phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận với hệ thống y tế và giáo dục tiên tiến… mà còn giúp người sở hữu và gia đình tự do di chuyển (không cần xin thị thực du lịch) đến 27 nước thuộc khối Schengen.

27 quốc gia này bao gồm Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein.

Các chương trình “Thị thực Vàng” ra đời từ khoảng 10 năm trước và trở nên vô cùng phổ biến vào thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, Hội đồng châu Âu bắt đầu gây sức ép để chính phủ các nước thành viên phải siết chặt hoặc chấm dứt chương trình. Mâu thuẫn quân sự giữa Nga và Ukraine, cùng lệnh hạn chế của phương Tây đối với giới tài phiệt Nga đã tác động tiêu cực đến chương trình đầu tư – định cư châu Âu, bởi lẽ công dân Nga vốn chiếm phần lớn lượng hồ sơ xin cấp Thị thực Vàng.

Cụ thể, phương án có chi phí đầu tư rẻ bậc nhất châu Âu – Thị thực Vàng Hy Lạp – đã tăng gấp đôi chi phí đầu tư tối thiểu (từ 250.000 EUR lên đến 500.000 EUR) tại những khu vực phát triển, gồm thủ đô Athens, thành phố Thessaloniki, đảo Mykonos và Santorini. Các nhà đầu tư vẫn còn 4 tháng ngắn ngủi để đầu tư với mức tối thiểu cũ (250.000 EUR) trước khi quy định chính thức có hiệu lực vào ngày 01/05/2023.

Trong khi đó, lộ trình đầu tư – định cư châu Âu thu hút lượng đăng ký cao nhất thế giới là Thị thực Vàng Bồ Đào Nha đã suýt phải chấm dứt. Rất may mắn, Nghị viện Bồ Đào Nha vẫn đánh giá cao tầm quan trọng của chương trình và quyết định kéo dài đến hết năm 2023, trước khi tiến hành tái đánh giá lần nữa.

22 01 31 Chinh sach dinh cu chau Au 2023 3
Thị thực Vàng Bồ Đào Nha vẫn sẽ tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ của những nhà đầu tư quốc tế trong năm 2023 | Ảnh: Pexels/Max Avans

Sau khi giữ Thị thực Vàng Bồ Đào Nha trong 5 năm, nhà đầu tư cùng gia đình có cơ hội xin thành thường trú nhân hoặc nhập tịch Bồ Đào Nha. Hộ chiếu Bồ Đào Nha hiện xếp hạng quyền lực thứ 3 thế giới, được phép tự do di chuyển đến 173 nước.

Tuy nằm ngoài ảnh hưởng của Hội đồng châu Âu nhưng Vương quốc Anh vẫn bị tác động bởi xu hướng. Chương trình đầu tư – cấp quyền cư trú vĩnh viễn tại Anh (với chi phí đầu tư tối thiểu 2,6 triệu USD) đã ngưng vào tháng 02/2022.

Các chương trình đầu tư – sở hữu quốc tịch châu Âu đã đóng cửa

Đối với tầng lớp siêu giàu, tài sản quyền lực nhất có thể được mua bằng tiền không phải là du thuyền hay máy bay riêng – mà là hộ chiếu thứ 2.

Chương trình đầu tư – nhập tịch châu Âu (hay Hộ chiếu Vàng) được công nhận là “con đường tắt” để trở thành công dân châu Âu. Đương đơn không cần đáp ứng các điều kiện phức tạp (không cần phải sinh sống thời gian dài tại châu Âu, không cần trình độ, kinh nghiệm hay ngoại ngữ).

Gần giống như Thị thực Vàng, đương đơn cần đầu tư một khoản tiền vào quốc gia điểm đến để được nhập tịch châu Âu. Một khi sở hữu hộ chiếu châu Âu, cả gia đình sẽ được tự do sinh sống, di chuyển, làm việc và học tập tại 27 quốc gia khối Schengen.

Tuy nhiên, chính những quyền lợi to lớn trên lại là điều khiến nhiều chương trình đầu tư – nhập tịch châu Âu phải chấm dứt.

Bulgaria và Síp đã lần lượt đóng cửa chương trình đầu tư – nhập tịch do áp lực từ Liên minh châu Âu. Tháng 05/2022, thủ tướng Montenegro (quốc gia dự kiến gia nhập EU vào năm 2025) cũng đã thông báo sẽ chấm dứt chương trình đầu tư – nhập tịch vào cuối năm 2022.

Malta – quốc đảo nhỏ nằm ở trung tâm Địa Trung Hải, gần Ý và Bắc Phi – là quốc gia thành viên EU duy nhất vẫn duy trì chương trình đầu tư nhập tịch. Nếu chính phủ Malta tiếp tục từ chối chấm dứt chương trình, Ủy ban châu Âu sẽ yêu cầu Tòa án Công lý EU phân xử, lập luận rằng chương trình đang gây rủi ro cho an ninh khu vực. Theo thông tin gần đây nhất, Ủy ban châu Âu yêu cầu Malta phải bổ sung yêu cầu ngôn ngữ (thông thạo tiếng Malta) vào chương trình đầu tư – nhập tịch.

Hộ chiếu Malta hiện xếp hạng quyền lực thứ 5 thế giới, được phép tự do di chuyển đến 171 nước.

22 01 31 Chinh sach dinh cu chau Au 2023 5
Malta là nước thành viên EU duy nhất còn duy trì chương trình đầu tư – nhập tịch trực tiếp | Ảnh: Pexels/Locally Abroad

Quan điểm khắt khe của Hội đồng châu Âu

Các quan chức EU nhận định rằng: “Thị thực Vàng” và “Hộ chiếu Vàng” đã tạo ra lỗ hổng trong an ninh biên giới châu Âu. Ủy viên Tư pháp châu Âu Didier Reynders cho biết: “Các giá trị của EU không phải mang ra để phục vụ mục đích thương mại”.

22 11 25 Golden Visa Bo Dao Nha cham dut 1
Hội đồng châu Âu, đại diện là Chủ tịch Ursula von der Leyen, đã liên tục gây sức ép để chính phủ các nước thành viên EU chấm dứt hoặc siết chặt quy định chương trình đầu tư – định cư và đầu tư – nhập tịch châu Âu | Ảnh: François Lenoir/Reuters

Tác động của quan điểm trên còn vượt ra ngoài lãnh thổ châu Âu. Ngày 08/11/2022, Hội đồng Liên minh châu Âu đã chỉ đạo tạm dừng cấp phép tự do đi lại miễn thị thực trong khu vực Schengen cho hộ chiếu Vanuatu – một quốc gia nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương.

Năm 2015, Vanuatu đã ký thỏa thuận tự do đi lại với EU, cho phép công dân nước này tự do di chuyển và lưu trú tại các nước EU trong thời gian 90 trên 180 ngày. Năm 2015 cũng là thời điểm chương trình Hộ chiếu Vàng Vanuatu ra đời.

Vì chỉ đạo ngày 08/11/2022 áp dụng với toàn bộ công dân Vanuatu, các chuyên gia định cư có cơ sở để tin rằng đây không đơn thuần xuất phát từ quan ngại an ninh, mà là động thái cảnh báo đến chính phủ Vanuatu. EU cho rằng Vanuatu cần thanh tra, cải tổ và bổ sung các tiêu chí sàng lọc và thắt chặt điều kiện đầu tư – nhập tịch.

Tin vui là vào đầu năm 2023, Croatia đã gia nhập khối tự do di chuyển Schengen. Croatia đã vượt qua yêu cầu nghiêm ngặt của EU, trong khi hai nước láng giềng là Bulgaria và Romania vẫn còn chờ đợi xét duyệt.

Cơ hội định cư châu Âu vẫn chưa khép lại hoàn toàn

Hiện nay, các chương trình Thị thực Vàng và Hộ chiếu Vàng vẫn là công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế quan trọng của các nước châu Âu.

Tháng 11/2022, Thủ tướng Bồ Đào Nha xem xét chấm dứt Thị thực Vàng Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, Nghị viện đã bác bỏ đề xuất này và tiếp tục kéo dài chương trình đầu tư – định cư Bồ Đào Nha.

Theo thống kê của Cơ quan Di trú Bồ Đào Nha SEF, trong năm 2022, tổng số vốn đầu tư vào Bồ Đào Nha thông qua Thị thực Vàng là 654,2 triệu EUR, tăng 41,9% so với năm trước. Đã có 1.281 giấy phép cư trú được cấp. Trong thập kỷ qua, chương trình đã thu hút lượng vốn đầu tư khổng lồ là 6,6 tỷ EUR (tương đương 6,95 tỷ USD), chủ yếu từ Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tương tự, trang tin tức Ekathimerini của Hy Lạp đã báo cáo rằng: một phần ba giao dịch bất động sản ở nước này trong những năm qua được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Thị thực Vàng.

Tại Montenegro, Bộ trưởng Bộ Tài chính Aleksander Damjanovic phát biểu việc chấm dứt chương trình Hộ chiếu Vàng sẽ gây thiệt hại lớn cho kinh tế Montenegro (ước tính là 70 triệu EUR trong năm 2023). Ông nhấn mạnh Montenegro cần phải tìm ra một mô hình hoặc giải pháp thay thế để thu hút khoản đầu tư trên.

22 01 31 Chinh sach dinh cu chau Au 2023 6
Bộ trưởng Bộ Tài chính Montenegro cho rằng chương trình đầu tư – nhập tịch châu Âu vẫn nên được duy trì | Ảnh: Chính phủ Montenegro

Theo dự đoán của các chuyên gia định cư, năm 2023 vẫn còn nhiều cơ hội để định cư châu Âu, dù điều kiện sàng lọc sẽ trở nên khắt khe hơn. Tuy nhiên, cơ hội của nhà đầu tư Việt Nam tăng cao khi các quốc gia vốn chiếm tỷ lệ hồ sơ lớn (Nga, Belarus và Trung Quốc) đang phải đối diện với lệnh hạn chế từ châu Âu.

Bên cạnh đó, khi các chương trình Thị thực Vàng phổ biến như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Malta… đang chịu sức ép thanh tra từ EU, các nhà đầu tư vẫn còn quyền lựa chọn các phương án khác. Một số lộ trình cư trú châu Âu tuy ít nổi tiếng hơn nhưng có quyền lợi tương đương là chương trình định cư Slovakia (trực tiếp cấp thẻ thường trú châu Âu), định cư Hungaryđịnh cư Tây Ban Nha.

Bài viết trên đã tóm tắt các xu hướng và biến động trong chính sách định cư châu Âu năm 2022 và 2023.

Để được so sánh các chương trình định cư châu Âu và tìm hiểu phương án định cư châu Âu phù hợp, mời quý nhà đầu tư liên hệ với AIMS theo hotline 088 888 4567 (Tp.HCM), 088 888 6898 (HN), hoặc email vietnam@aims.sg để nhận được sự tư vấn kịp thời nhất.

AIMS xin giới thiệu một số chương trình đầu tư – định cư châu Âu hiệu quả, nhanh chóng dành cho quý vị mong muốn sinh sống lâu dài, hoặc đi lại miễn thị thực tới châu Âu:

Quyền lợi công dân châu Âu

– Giáo dục: Con cái được học tập, phát triển toàn diện trong nền giáo dục lâu đời nhất thế giới với chất lượng hàng đầu
– Học bổng: Cơ hội nhận các học bổng về giáo dục – đào tạo chỉ dành cho công dân EU như Erasmus+
– Sinh sống & Làm việc: Cơ hội làm việc và sinh sống tại bất cứ quốc gia nào thuộc khối EU
– Ưu đãi thuế: Hưởng mức thuế ưu đãi khi thành lập và vận hành doanh nghiệp trong khối.
– Bảo vệ quyền lợi: Được bảo vệ quyền lợi với Hiến chương của Liên minh châu Âu về các Quyền Cơ bản (European Union Charter of Fundamental Rights)
– Đặc quyền miễn thị thực: Dễ dàng đi lại miễn thị thực tới hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí xin visa cho gia đình

Vì sao chọn định cư cùng AIMS

AIMS, tập đoàn tư vấn định cư hàng đầu có trụ sở tại Singapore tự hào được các gia đình Việt lựa chọn đồng hành để hiện thực hóa giấc mơ định cư tại các quốc gia phát triển với: 

  • 17 năm kinh nghiệm, 10 văn phòng toàn cầu, 22 quốc gia điểm đến & hơn 18.000 hồ sơ định cư – di trú thành công
  • Đội ngũ luật sư, chuyên gia di trú/xử lý hồ sơ tận tâm của AIMS sẽ theo sát để hỗ trợ trong toàn bộ quá trình hoàn thiện hồ sơ xin di trú, loại bỏ mọi lo lắng của quý khách hàng
  • Dịch vụ trải rộng từ bước tư vấn, hỗ trợ khảo sát, chuẩn bị hồ sơ & tạo dựng, ổn định cuộc sống tại các quốc gia phát triển (bao gồm: lựa chọn trường học, tìm nhà, hòa nhập cộng đồng, v.v…)
  • Mối quan hệ rộng khắp với cục di trú của các quốc gia, đảm bảo tiến độ và giảm thiểu rủi ro cho hồ sơ

Tư vấn miễn phí